Sáng ngày 31 tháng 5 năm 2024, bet365 es đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học chuyên môn “Nâng cao chất lượng công tác phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại Thái Bình”.
Thực hiện Quyết định 2182/QĐ-UBND, ngày 09 tháng 9 năm 2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bet365 es , bet365 es đã sắp xếp tổ chức bộ máy theo những đơn vị mới với bốn nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Thứ nhất: Duy trì có chất lượng khối ngành đào tạo giáo viên mầm non, trình độ cao đẳng.
- Thứ hai: Tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp (đào tạo một số nghề trình độ trung cấp, cao đẳng song song với việc dạy văn hoá phổ thông cho các em học nghề sau tốt nghiệp Trung học cơ sở);
- Thứ ba: Tham gia hoạt động giáo dục các cấp học theo mô hình trường trong trường. Cụ thể là: Trường Mầm non Hoa Hồng; Trường Tiểu học, Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Quách Đình Bảo trong bet365 es .
- Thứ tư: Triển khai thực hiện công tác can thiệp, giáo dục cho trẻ rối loại phổ tự kỷ.
Khác với 3 công việc có nhiều lợi thế ở trên, công tác can thiệp, giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ là một công việc mới và khó, tiềm lực của Trường mỏng, để đi vào hoạt động, nhà trường cần phải có lộ trình tính toán một cách cụ thể, kỹ lưỡng và cần có sự giúp sức của các ban, ngành, đoàn thể, các cấp lãnh đạo từ địa phương đến Trung ương mới có thể đảm bảo vận hành hiệu quả, đem lại những giá trị hữu ích cho đối tượng giáo dục đặc biệt này cũng như cho toàn xã hội.
Trường xác định, với nhiệm vụ mới này phải được thực hiện từng bước một. Vì thế, bước đầu, Trường tạo điều kiện cho các giảng viên đi học tập chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Song song cùng với việc trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, nhà trường tổ chức cho cán bộ, giảng viên đi thăm quan một số cơ sở giáo dục đặc biệt để học tập kinh nghiệm; khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học với nhiều hình thức viết bài hội thảo - đăng tạp chí, làm đề tài,…; tổ chức hội thảo về chủ đề giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ; khảo sát địa điểm, xây dựng kế hoạch sửa chữa, xây mới, đảm bảo về cơ sở vật chất để vận hành,…
Theo lộ trình thực hiện nhiệm vụ can thiệp, giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ, Trường ban hành Kế hoạch 107/KH-CĐSP, ngày 05 tháng 3 năm 2024 về tổ chức hội thảo chuyên môn với chủ đề công tác phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Mục đích của hội thảo nhằm đẩy mạnh năng lực nghiên cứu khoa học, nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên đối với công tác can thiệp, giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ; góp phần nâng cao chất lượng can thiệp, giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ ở Thái Bình; đồng thời làm cơ sở cho nhà trường có những định hướng tiếp theo trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ này. Đây cũng là một trong chuỗi hoạt động nhằm hướng tới 65 năm thành lập bet365 es .
Trải qua 3 tháng triển khai Kế hoạch 107, Trường đã nhận được khoảng 20 bài viết có chất lượng khoa học từ các cá nhân ở các cơ quan, đơn vị: Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hoà nhập Thanh Thảo, Bệnh viện Nhi Thái Bình, Bệnh viện Phục hồi chức năng Thái Bình, Trường Đại học Y - Dược Thái Bình, Sở Lao động & Thương binh xã hội Thái Bình và các giảng viên trong bet365 es . Các bài viết tập trung trình bày những kết quả nghiên cứu mang tính lý luận, thực tiễn về can thiệp, giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ và đề xuất các biện pháp, giải pháp can thiệp, giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Theo đúng Kế hoạch 107, sáng ngày 31 tháng 5 năm 2024, Trường tổ chức Hội thảo tại Giảng đường 1, bet365 es . Hội thảo được phát trực tiếp trên Fanpage của Trường và được Báo Thái Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Bình đưa tin.
Tham dự chương trình Hội thảo có đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình, các giảng viên trường Đại học Y Dược Thái Bình; đại diện lãnh đạo, các bác sỹ của Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình, Bệnh viện Nhi Thái Bình, Bệnh viện Phục hồi chức năng Thái Bình. Chương trình còn có sự tham gia của Lãnh đạo và chuyên gia chăm sóc trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại Trung tâm hỗ trợ phát triển Giáo dục hoà nhập Thanh Thảo, Trung tâm Hoa Hướng Dương; Lãnh đạo một số trường mầm non trong tỉnh và một số phụ huynh.
Về phía nhà trường có sự tham gia của nhà giáo Hoàng Văn Thiệp – Hiệu trưởng, nhà giáo Trần Hồng Hoa và nhà giáo Nguyễn Hữu Tâm - Phó Hiệu trưởng. Hội thảo còn có sự tham gia của: Lãnh đạo các đơn vị, tổ chức đoàn thể thuộc, trực thuộc Trường CĐSP Thái Bình; Ban tổ chức, Ban biên tập Hội thảo, tác giả các bài viết; Giảng viên Khoa Các bộ môn chung và Giáo dục hòa nhập, Khoa Giáo dục Mầm non, Bộ phận NCKH&HTQT, Bộ phận Y tế; Sinh viên năm 3 Khóa 2021-2024 và đại diện một số lớp sinh viên năm 1, năm 2 Khoa GD Mầm non cùng một số giảng viên quan tâm.
Đoàn chủ toạ Hội thảo gồm: Tiến sỹ Trần Hồng Hoa - Phó Hiệu trưởng Trường CĐSP Thái Bình (Chủ trì Hội thảo); Thạc sỹ Phí Thị Khoa - Phó Trưởng Phòng Quản lý đào tạo & Nghiên cứu khoa học và Tiến sỹ Bùi Thị Tuyết Mai - Phó Trưởng Khoa Các bộ môn chung & Giáo dục hòa nhập (Đồng chủ trì). Thư ký hội thảo là Thạc sỹ Phan Thị Mai – Giảng viên Khoa Các bộ môn chung & Giáo dục hòa nhập.
Các bài viết được đăng trong Kỷ yếu Hội thảo đều là những bài viết có hàm lượng khoa học, được chắt lọc từ những nghiên cứu của cán bộ quản lý, các giảng viên, chuyên viên đang trực tiếp can thiệp, chăm sóc, hỗ trợ trẻ tự kỷ. Hội thảo đã lựa chọn 5 trong số 16 bài viết để báo cáo tại Hội thảo. Các báo cáo được thuyết trình ngắn gọn, súc tích thể hiện đúng tinh thần chia sẻ kinh nghiệm về các phương pháp can thiệp đồng thời đưa ra giải pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả công tác phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại Thái Bình.
Tham gia trong phần trao đổi, thảo luận, đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình cung cấp thông tin về những khó khăn, bất cập trong cơ chế, chính sách đối với trẻ tự kỷ. Đại diện Bệnh viện Y học cổ truyền đưa ra một số phương pháp hỗ trợ can thiệp hiệu quả bằng thủy châm, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và uống thuốc bắc,... Giám đốc Trung tâm Hoa Hướng Dương chia sẻ về những khó khăn khi vận hành trung tâm tư nhân về can thiệp, giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Đại diện Khoa Phục hồi chức năng của Bệnh viện Nhi Thái Bình thông tin hằng năm có hàng nghìn trẻ đến khám và điều trị tại khoa. Hội thảo còn trở nên xúc động bởi những câu chuyện mà phụ huynh trẻ tự kỷ chia sẻ về những khó khăn vất vả khi đồng hành cùng con...
Hội thảo đã giúp cho đại biểu tham dự thấy được rõ nét hơn về công tác can thiệp, giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Trong công tác này, cần đến sự góp sức của nhiều chuyên gia ở các lĩnh vực tâm lý, giáo dục, y tế, công tác xã hội,...; cần đến sự chung tay của các đơn vị chuyên môn, các cấp, ngành, đoàn thể và ý thức, trách nhiệm, hành động... của cộng đồng để giúp trẻ phát triển toàn diện, hoà nhập và hướng nghiệp.
Hội thảo đã tạo nên những giá trị to lớn và có ý nghĩa đặc biệt đối với những người làm công tác giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ và phụ huynh trẻ. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh về công tác phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại Thái Bình, giúp các em sớm hòa nhập cộng đồng.
Từ kết quả Hội thảo, bet365 es sẽ tiếp tục nghiên cứu, có những định hướng chuyên môn cụ thể, cũng như có chuẩn bị tốt về nhân sự, cơ sở vật chất, hành lang pháp lý, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân và ban, ngành, đoàn thể các cấp,… nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ can thiệp, giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ mà tỉnh đã giao theo Quyết định 2182.
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
Đoàn chủ toạ
TS. Bùi Thị Tuyết Mai – Phó Trưởng Khoa CBMC&GDHN báo cáo về Những vấn đề chung về rối loạn phổ tự kỷ
ThS. Đặng Thị Nga – Giảng viên Khoa Các bộ môn chung và Giáo dục hòa nhập trình bày tham luận về phương pháp, biện pháp can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ
ThS. Nguyễn Thị Minh Phương – Giảng viên Trường Đại học Y Dược Thái Bình trình bày kết quả nghiên cứu về thái độ của cha mẹ đối với con mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ tại Bệnh viện Nhi Thái Bình
ThS. Trịnh Thị Thanh – Phó Giám đốc Trung tâm GDHN Thanh Thảo trình bày tham luận về Công tác xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại Thái Bình
ThS. Phạm Thành Khánh – Giảng viên – Phòng Thanh tra và Đảm bảo chất lượng trình bày tham luận về Phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong việc hỗ trợ trẻ rối loạn phổ tự kỷ
Bà Nguyễn Thị Hải Hồng – Chánh thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh phát biểu tại Hội thảo
Bà Nguyễn Thị Huyền – BSCK I, Trưởng khoa Nội Nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình phát biểu tại Hội thảo
Bà Nguyễn Thị Thuý - Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Thái Bình phát biểu tại Hội thảo
Bà Nguyễn Thị Minh Huệ - Giám đốc Trung tâm Hoa Hướng Dương phát biểu tại Hội thảo
Nhà giáo Hoàng Văn Thiệp – Hiệu trưởng Trường CĐSP Thái Bình trao Giấy chứng nhận tham gia viết bài/thuyết trình tại Hội thảo
Đại diện nhóm tác giả chụp ảnh với Kỷ yếu và tài liệu Hội thảo
Toàn cảnh đại biểu tham dự Hội thảo